Có nên tập đàn trên máy đếm nhịp – Hiện nay nhu cầu tìm kiếm và theo học một loại nhạc cụ rất phổ biến bởi âm nhạc mang đến rất nhiều lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh các nhạc cụ chính để luyện đàn thì cũng có những phụ kiện khác hỗ trợ để giúp người chơi dễ dàng tập luyện hơn, trong đó phải kể đến máy đếm nhịp. Và câu hỏi nhiều người đặt ra là có nên tập đàn trên máy đếm nhịp? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời thỏa đáng.
Những lợi ích của máy đếm nhịp khi tập chơi đàn
Máy đếm nhịp hay còn có tên gọi khác là Metronome là một thiết bị quan trọng giúp người chơi giữ nhịp và kiểm soát nhịp tốt. Thị trường hiện nay có nhiều loại máy đếm nhịp khác nhau như máy đếm nhịp cơ, máy đếm nhịp chạy bằng pin, máy đếm nhịp có ánh sáng tia chớp,… Tuy nhiên dù là máy đếm nhịp loại nào thì nguyên tắc sử dụng là giống nhau. Bạn chỉ cần bật máy lên, lựa chọn nhịp và lắng nghe, cảm nhận âm thanh.
Có nên dùng máy đếm nhịp để tập đàn
Máy đếm nhịp có nhiều lợi ích đối với người chơi đàn, nhất là với những người mới làm quen với nhạc cụ. Thế nên có nên tập đàn trên máy đếm nhịp không? Câu trả lời là có. Bởi thiết bị này sẽ giúp người chơi có những kiến thức cơ bản, nền tảng vững chắc về nhịp phách, cách giữ nhịp cũng như kiểm soát nhịp tốt để chơi những bản nhạc hay, những giai điệu tuyệt vời nhất.
Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng chỉ nên sử dụng máy đếm nhịp là một công cụ hỗ trợ cho việc học tập chứ không thể thay thế được một cây đàn thực sự đâu nhé. Bởi thực tế máy đếm nhịp không thể giúp bạn chơi đúng nhịp phách mà chỉ hỗ trợ bạn những kiến thức cơ bản về vấn đề này, giúp bạn nhận ra được khi nào mình đang chơi sai nhịp một bản nhạc nào đó để điều chỉnh lại cho phù hợp.
Những nguyên tắc khi sử dụng máy đếm nhịp
Khi chơi hãy tập ở mức độ chậm, sau đó khi quen ở mức này hãy nâng lên mức độ cao hơn. Đến khi đạt tốc độ 160 thì lại giảm xuống mức 80 và bắt đầu chạy gam Cdur với tiết tấu đơn. Sau đó lại chơi đến mức 140 rồi lại giảm xuống còn 70 và chuyển sang tập chơi tiết tấu chùm bốn móc kép.
Hãy luyện tập dần dần và đến khi có thể chơi được móc kép = 90 thì bạn có thể học sang các tác phẩm tương đối khó về kỹ thuật với độ luyện ngón siêu cao hơn.
Đối với những người mới chơi đàn hãy học từ những phách nhịp, biết cách phân tích nhịp, phách trong một bản nhạc và hiểu về những kiến thức cơ bản về nhạc lý thì mới nên làm quen với máy đếm nhịp. Ban đầu có thể nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu bởi nó mang tính cứng nhắc và khuôn khổ trong một bản nhạc. Tuy nhiên nếu khi làm quen rồi bạn sẽ cảm thấy thích thú với khả năng giữ và kiểm soát nhịp tốt, nhờ đó khả năng tiến bộ sẽ nhanh chóng được cải thiện hơn.
Như vậy với chia sẻ trên đây các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi có nên tập đàn trên máy đếm nhịp? Tuy nhiên hãy nhớ rằng chỉ sử dụng máy đếm nhịp là công cụ hỗ trợ chứ không thay thế được một cây đàn thực sự đâu nhé.