Cách học nhạc lý cơ bản khi học đàn – Như chúng ta đã biết việc học lý thuyết rồi mới thực hành là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Không chỉ ở các môn học mà để học đàn thành công thì việc tìm hiểu về nhạc lý cũng là điều không thể bỏ qua. Vậy cách học nhạc lý cơ bản khi học đàn như thế nào? Có khó không?– có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định học đàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.
Đọc nốt nhạc
Nốt nhạc là một trong những vấn đề về nhạc lý hết sức quan trọng đòi hỏi mỗi người muốn chơi đàn cần phải nhớ. Muốn vậy bạn cần tìm hiểu và ghi nhớ các nốt nhạc để việc thực hành được dễ dàng hơn.
Bí quyết để bạn dễ dàng ghi nhớ nốt nhạc không gì bằng việc kiên trì luyện tập theo hình thức: ghi nhớ, đọc tên, đọc chép. Kết hợp nhìn trên phím đàn vị trí các nốt nhạc nằm trên cùng 1 dòng kẻ. Tiếp đàn bạn cần quan sát và nhớ vị trí các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ sẽ cách nhau 1 phím trắng đàn. Tiếp tục thực hiện như vậy đối với việc học các nốt nhạc nằm trên khe cũng ghi nhớ, đọc tên, tập chép rồi nhìn trên phím đàn vị trí các nốt nhạc nằm trên khe. Các nốt nhạc trên phím đàn nằm trên khe cũng cách nhau 1 phím trắng đàn.
Để đọc nốt nhạc nhanh hơn chúng ta cũng có bí quyết, thực hiện như sau:
Chọn 1 nốt nhạc mà bạn dễ ghi nhớ để làm mốc. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo mình xác định đúng tên gọi, vị trí trên phím đàn của nốt nhạc này.
Sau đó từ vị trí nốt nhạc làm mốc hãy quan sát bản nhạc xem những nốt nhạc tiếp trên khuông đi xuống hay đi lên. Vị trí của chúng nằm trên bao nhiêu khe, bao nhiêu dòng thì ngón tay cũng di chuyển theo hướng phím đàn.
Trong quá trình tập hãy luyện sao cho mắt nhìn bản nhạc và di chuyển ngón tay mà không cần nhìn theo bàn tay.
Hợp âm
Cách học nhạc lý cơ bản khi học đàn chính là hợp âm. Bạn cần xác định được tên gọi, ký hiệu của các hợp âm này. Ví dụ nếu ký hiệu là C, tức là âm đô trưởng, còn ký hiệu là Cm là âm đô thứ. Ký hiệu các âm trưởng là chữ cái in hoa thêm “m” đằng sau sẽ trở thành âm thứ.
Thứ tự các dấu hóa
Thứ tự các dấu hóa trên bản nhạc là dấu thăng (#), dấu giáng (b). Dấu thăng, dấu giáng xác định vị trí nốt nhạc đó tăng hay giảm ½ cung.
Thực tế khoảng cách giữa các phím đàn đen và trắng liên tiếp nhau trên đàn là ½ cung. Theo đó dấu thăng sẽ tăng ½ cung, dấu giáng giảm ½ cung.
Việc xác định các dấu hóa này giúp người chơi dễ dàng đánh các nốt phù hợp, đảm bảo bản nhạc đúng chuẩn và hay nhất.
Trường độ nốt nhạc
Trường độ nốt nhạc được hiểu là nốt chơi dài, nốt chơi ngắn thông qua các ký hiệu là nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn,…
Vì thế khi các nốt nhạc có trường độ mà kết hợp với nhau thì bạn cần phải quan sát để biết cách chơi sao cho phù hợp. Khi chơi các nốt nhạc có trường độ theo quy định, quy mô,… nhất định thì sẽ trở thành tiết tấu. Và đảm bảo làm sao tiết tấu khớp với nhịp và phách.
Trên đây là cách học nhạc lý cơ bản khi học đàn. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức để đảm bảo việc học đàn thành công.