Vào cuối thế kỷ 16, đàn organ còn được gọi là đại phong cầm là loại nhạc cụ chuyên dùng cho độc tấu, đệm, và hợp xướng phổ biến ở các nhà thờ tại Châu Âu. Keyboard chính là tên quốc tế của cây đàn organ điện tử mà chúng ta thường gọi. Đàn organ điện tử là thành quả của công nghệ hiện đại, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc. Nó được gọi là đàn organ điện tử chính vì khả năng mã hóa âm thanh thành tiếng của nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

dan-organ-do-choi-cho-be-4

Chọn đàn organ điện tử dành cho trẻ và tư thế đúng khi ngồi học học đàn organ luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn mới tập làm quen với đàn organ, đặc biệt là các bạn nhỏ.

Đầu tiên chúng ta nên biết là đàn organ có hai loại, đàn chuyên dụng và đàn bán chuyên dụng. Loại chuyên dụng có chất lượng âm thanh hay, đặc sắc, khả năng tạo ra âm thanh của các loại nhạc cụ khác gần giống như thật, mà các nhạc công chuyên nghiệp thường chơi trong các dàn nhạc. Loại bán chuyên dụng thì đối tượng sử dụng rộng rãi hơn, đa dạng âm sắc, và mô phỏng được nhiều tiết tấu, phong cách âm nhạc khác nhau. Thông thường giá thành của một cây đàn organ điện tử phụ thuộc vào số tính năng được hỗ trợ trên đàn nên tùy vào mục đích nhu cầu sử dụng riêng của mỗi người mà lựa chọn cho mình một chiếc đàn phù hợp nhất.

Về vị trí không gian đặt đàn organ sao cho đúng. Đàn nên được ở khu vực có nhiều ánh sáng hoặc có đèn chiếu sáng để bạn có thể nhìn bản nhạc rõ nhất, tiếp theo đó hãy chuẩn bị ngay một cái ghế thật vững chắc và đảm bảo rằng chiều cao của cái ghế lúc bạn ngồi và đặt tay lên những phím đàn thì khủy tay với cổ tay phải thẳng và cao hơn so với bàn phím một chút.

Tư thế đúng khi ngồi học đàn organ là phải ngồi ngay ngắn như học sinh ngồi tập viết vậy, không được rụt cổ, lưng phải thẳng và bụng cách đàn khoảng 30cm, hai chân không duỗi thẳng mà nên để tự nhiên, hai tay thì thả lỏng. Cần chuẩn bị thêm kẹp để giữ bản nhạc cố định vào giá.

tư thế đứng khi ngồi chơi đàn organ
Tư thế đúng khi ngồi học đàn

Hãy thả lỏng cơ thể, không gồng người lên. Khi mới tập chơi đàn các cơ giữa các ngón tay còn chưa được linh hoạt nên dễ mắc phải lỗi khi đánh đàn thì ngón tay này bấm xuống ngón kia lại chỉ lên, bàn tay khi đàn trông rất xấu, cần sửa ngay từ đầu vì lâu ngày thành có tật. Bạn hãy tưởng tượng trong lòng bàn tay mình đang giữ một quả bóng tròn nhỏ, khi đánh đàn các ngón tay bạn khum lại cố giữ quả bóng đó không để bị rơi.

Khi bấm phím đàn, trừ ngón cái các ngón còn lại phải được bấm bằng đầu của các ngón tay, đốt đầu tiên của ngón tay dường như vuông góc với phím đàn, vì thế móng tay cần phải được cắt ngắn sát tới đầu ngón tay để có thể bấm phím dễ dàng và không làm trầy phím đàn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC

Hãy để lại thông tin, tư vấn viên THIÊN PHÚC MUSIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.