Thanh nhạc là gì? Hiện tại thì chưa hề có định nghĩa hoặc khái niệm nào cho nó cả, thậm chí cụm từ này cũng khiến nhiều người không hiểu được nó đang đề cập đến vấn đề gì, và những người yêu thích ca hát và hát suốt ngày cũng không ngoại lệ.
Để có thể hiểu rõ hơn về cụm từ “thanh nhạc”, đừng tiếc một vài phút ngắn ngủi để cùng Nhạc Cụ Thiên Phúc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề học thanh nhạc để làm gì nhé!
Thanh nhạc là gì?
“Thanh nhạc” đây là một bộ nằm trong số những bộ môn khoa học trừu tượng, nó được dùng trong việc nghiên cứu chuyên nghiệp về âm thanh do bộ máy phát âm của con người tạo ra và đã được âm nhạc hóa.
Bởi vì đây là một cụm từ trừu tượng nên cũng không dễ để chúng ta có thể hiểu được cũng như khó có thể hình dung được cái gì sẽ được gọi là thanh nhạc. Do đó, để có thể hiểu một cách đơn giản thì thanh nhạc chính là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc với yếu tố ở đây chính là giọng hát của người hát, giọng hát sẽ là nhạc cụ chính của bản nhạc.
Thanh nhạc chính là những âm thanh đa dạng trong một bản nhạc như trầm, bổng, lên, xuống, dài, ngắn,… Đặc biệt, khi kết hợp âm thanh với giọng hát còn tạo ra những lời, những tiếng,… để âm nhạc được tạo ra sẽ đến gần hơn với người nghe và giúp người nghe hiểu được nội dung của bản nhạc.
Học thanh nhạc để làm gì?
Vậy học thanh nhạc để làm gì? Chắc hẳn không ít người trong chúng ta đã từng thắc mắc đúng không?
Câu trả lời đó là học thanh nhạc để giọng hát có thể cải thiện được được một cách tốt nhất, truyền cảm nhất và khi hát âm thanh phát ra chính xác, hay và diễn đạt được lời của bài hát tốt hơn,…
Chính vì vậy, mục đích và tác dụng của việc học thanh nhạc đó chính là để có thể giúp cho mỗi người rèn luyện và cải thiện khả năng ca hát của chính mình và đặc biệt vẫn là giúp cho giọng hát của người học tròn trịa và hoàn hảo hơn, giúp bạn sẽ hát được nhiều bài hát hơn,…
Có phải chỉ có những người có năng khiếu, có chất giọng mới nên học thanh nhạc?
Có phải bạn đang nghĩ rằng chỉ những người có khiếu ca hát thì mới nên học thanh nhạc? Đó là một suy nghĩ vô cùng sai lầm nhé! Thực tế, việc học thanh nhạc việc đam mê, năng khiếu và chất giọng sẽ không đóng vai trò quá nhiều đến việc thành công, mà yếu tố quyết định đó là quá trình tập luyện và sự cố gắng.
Học thanh nhạc chính là học hát, và cơ bản nó gần giống với chương trình đào tạo trong trường học.
Tuy nhiên, việc học thanh nhạc sẽ dạy cho chúng ta rất nhiều kiến thức bổ ích như việc lấy hơi, luyện thanh/giọng (theo gam), cách ngân giọng, cách rung giọng,… Có thể bạn không biết, hầu hết tất cả các ca sĩ trước khi thành danh đều phải bắt đầu từ các lớp thanh nhạc.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng không thể bác bỏ được yếu tố năng khiếu hát hò, tuy nhiên thì việc bạn có sẽ dễ dàng hơn khi học so với những người không có năng khiếu. Còn về chất giọng, cũng như mình nói ở trên là việc học thanh nhạc là để phát triển chất giọng, giọng hát của ta và nếu bạn muốn trở thành ca sĩ, muốn đi theo con đường hát nghệ thuật thì tối thiểu nhất bạn phải học thanh nhạc, học bài bản.
Những điểm cần chú ý khi học thanh nhạc
Để có thể chinh phục được một dòng nhạc thì người nghệ sĩ cần phải xây dựng một bộ phận chuyên nghiệp nằm ngay trong cơ thể, và đó chính là bộ máy phát âm. Do đó, để có thể xây dựng phong cách riêng cho mình thì trong quá trình học bạn cần chú ý những yêu cầu dưới đây.
- Bộ máy phát âm
Bộ máy phát âm bộ gồm những cái gì? Đó chính là 2 môi, lưỡi, lưỡi gà, và những âm thanh được tạo ra từ thanh quản. Cụ thể:
- 2 dây thanh là cơ quan chủ yếu để phát ra âm thanh
- Những xoang cộng minh giúp điều chỉnh âm lượng là các khoảng trống trong đầu,mũi, miệng, ngực
- Các bộ phận về hô hấp để động lực phát thanh như phổi,khí quản,chi khí quản,lồng ngực
- Các bộ phận như môi, miệng, răng, lưỡi, cổ họng có nhiệm vụ nhã chữ trong nói và hát.
- Hình thức phát âm:
Khi học thanh nhạc bạn cần khống chế được hơi thở, chủ động và có tính kỹ thuật cao để phát âm tròn trịa nhất. Vậy là thế nào để điều khiển âm thanh một cách tốt nhất? Thực tế thì để điều khiển âm thanh chúng ta cần dựa trên cơ sở hít thở có chiều sâu, sử dụng hoành cách mô để khống chế hơi thở ra gần như để nguyên trạng thái giữ hơi để tiết kiệm hơi thở cho giọng hát. Đồng thời lúc đó ngực không được căng thẳng nhưng vẫn phải có tính co dãn, đàn hồi để giọng hát được mềm mại hơn.
- Hít thở trong ca hát:
Để có thể hát hay, người học cần phải biết vận dụng hơi thở một cách nhanh chóng, mềm mại, linh hoạt,… Chính vì vậy, khi hát bạn cần lấy hơi ta lấy thật nhanh sau đó đẩy hơi ra chậm. Đặc biệt hơn là trong khi hát bạn cần phải lấy hơi để giữ cho giọng hát liên tục và dẻo dai, trong sáng, không rè Sạn or quá khè, vỡ do ép hơi quá mạnh,… Để điều khiển hơi thở một cách tốt nhất bạn nên tránh mấy điểm sau:
Thứ nhất, khi lấy hơi vào trong, cần khống chế hơi, không buông lỏng các cơ bắp để xả hơi ra quá nhanh.
Thứ hai, không nên quá căng thẳng bởi khi căng thẳng sẽ làm cho hơi trong phổi bị ép chặt và khiến cho âm thanh phát ra không thoát, nhẹ nhàng, trong sáng,…
Thứ ba, không nên lấy hơi quá căng việc lấy hơi quá căng sẽ dẫn đến việc phản ứng mạnh của hoành cách mô khiến bạn khó có thể khống chế làm cho hơi ra rất nhanh.
Thứ tư, tránh lối hát có hơi thở phì phò, hơi ra cứng làm vỡ âm thanh, đây được gọi là tật “lộ hơi”. tật này rất khó sửa nên bạn cần đặc biệt chú ý.
Thứ năm, tuyệt đối không được tùy tiện. Cần lấy hơi đúng lúc, đúng nhịp. Để bài hát được hoàn thiện thì bạn nên ngắt nhịp lấy hơi vào cuối câu hát, câu hát dìa cần ngắt ra, lấy hơi ở từng ý của lời ca cho đủ nghĩa.
- Công tác luyện thanh:
Công tác luyện thanh cũng là một điểm quan trọng cần chú ý. Để học tốt thanh nhạc chúng ta phải tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Cần tập hơi thở 15 giây với sự tập trung cao độ và tiếp theo cần cố gắng đạt được từ 20 giây đến 30 giây cho mỗi lần “xì”.
Bước 2: Thường xuyên luyện tập với những mẫu âm luyện thanh từ quãng đồng âm luyện thanh từ. Bắt đầu từ những quãng đồng âm nhỏ rồi cố gắng luyện thanh lên quãng đồng âm cao hơn. Cụ thể từ quãng 2-3-4-5-6-7-8 lên đến quãng 12-13 với các tốc độ từ chậm đến nhanh và tiết tấu từ dễ cho đến khó. Ở bước này, bạn cần luyện tập kéo dài 30’ cho mỗi lần tập.
Với những thông tin được chia sẻ ở trên chắc hẳn cũng đã phần nào giúp bạn giải đáp được những thắc mắc thanh nhạc là gì, học thanh nhạc để làm gì rồi nhỉ! Việc tiếp xúc với âm nhạc bạn sẽ nhận được nhiều hơn là mất, do đó nếu có cơ hội để học thanh nhạc thì đừng bao giờ từ bỏ bạn nhé.