• Theo sát tiến trình học của con từ những ngày đầu học đàn.

Phụ huynh chỉ đưa con đi, đón con về mà không biết con đang học gì tại trường nhạc?

Như vậy chắc chắn các bé sẽ không đạt được kết quả tốt rồi.

Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với giáo viên dạy Piano về tình hình học hiện tại của con mình để biết con mình đang ở đâu, khả năng tiếp thu có tốt ko, đang gặp khó khăn ở phần nào để từ đó cùng giáo viên tìm ra giải pháp tốt nhất cho bé.

  • Chia sẻ, động viên con vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bất cứ ai theo học Piano sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn khi tập hoài vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn dẫn đến chán nản với Piano. Vì vậy phụ huynh hãy hiểu, chia sẽ và động viên để con có thể vượt qua giai đoạn khó khăn bằng cách nói con hãy tập bài chậm lại, chia nhỏ bài luyện tập ra và kiên trì giải quyết bài luyện đến cùng. Như vậy sau khi đã hoàn thành những phân đoạn khó bé sẽ tự tin và hưng phấn lên rất nhiều từ đó có thêm động lực để vượt qua những level tiếp theo.

  • Không so sánh con mình với con người khác.

Đây là một vấn đề mà phụ huynh chúng ta thường hay mắc phải. Piano là một môn học nghệ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn, năng khiếu và đam mê. Mà những tiêu chuẩn này không phải ở bạn nào cũng giống nhau nên khi phụ huynh so sánh vô tình sẽ làm ý chí của các bạn đi xuống, thậm chí không muốn học đàn nữa. Mỗi bé đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng (để biết được điều này phụ huynh hãy trao đổi thường xuyên với giáo viên dạy con mình), vì vậy phụ huynh chúng ta hãy tập trung phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm của con mình để bé có thể phát huy được sở trường của mình và đạt được hiệu quả cao nhất khi học đàn piano

  • Không để con trình diễn trước nhiều người khi con chưa thật sự vững vàng.

Khách đến nhà chơi rồi nói con lên đàn một bài cho cả nhà nghe. Sau đó con lên đàn lúng túng và cuối cùng nhận được những tràng cười của cả nhà.

Như vậy thật sự ko hay chút nào khi con mình chưa tập đàn vững. Chúng ta nghĩ trẻ con sẽ không nghĩ gì sau những trận cười, hay những lời trêu ghẹo đấy. Có đấy, trẻ con biết suy nghĩ và thấy xấu hổ khi rơi vào những trường hợp như vậy từ đó cảm thấy nhục chí và mất tự tin khi đàn trước đám đông. Vì vậy phụ huynh chúng ta hãy tinh ý khi người khác yêu cầu con đàn mà con lại chưa sẵn sàng chẳng hạn như:”cháu mới học nên chưa biểu diễn được, các chú các bác để đợt sau khi cháu luyện đàn tốt rồi sẽ lên biểu diễn nhé”. Mặc khác khi con mình đã chơi đàn được rồi thì phụ huynh hãy nói con ôn bài kỹ mỗi ngày để có sẵn vốn bài, khi có ai yêu cầu con đàn thì hãy tự tin lên biểu diễn ngay. Như vậy con sẽ có sự chuẩn bị tâm lý tốt, tự tin hơn và hiểu ba mẹ là “đồng minh” của mình.

  • Thiết lập kế hoạch để con tập luyện đàn một cách đều đặn.

Nếu chỉ để các bé lúc nào thích thì tập đàn, không thích thì thôi, chắn chắn các bé sẽ không thành công trong việc học đàn Piano.  Giai đoạn hình thành nề nếp tập đàn cho con luôn là giai đoạn khó nhất của các bạn nhỏ cũng như của phụ huynh. Tâm lý của trẻ con luôn là “cả thèm chống chán”, những ngày đầu thì xin ba mẹ cho đi học đàn, nhưng được mấy ngày thì “tập đàn chán quá, con không thích nữa”. Khi chúng ta mua một món đồ chơi cho các bé thì ngày đầu bé rất thích và chơi rất say mê, nhưng được vài ba ngày thì món đồ chơi đó cũng nằm trong xó. Trẻ con thường không thích cái gì đó lập đi lập lại nhiều lần nhưng Piano lại là một môn học tập luyện lập lại rất nhiều lần do đó đòi hỏi tính kiên nhẫn.  Vì vậy phụ huynh hãy thiết lập thời gian cố định để tập đàn ngay từ giai đoạn đầu đi học và kiên định thực hiện. Sau 3 tháng – 6 tháng bé đã có được nề nếp tập luyện và giai đoạn sau học đàn sẽ rất khoẻ. Đây cũng là giai đoạn thử thách cho các bạn nhỏ và cả phụ huynh.

  • Tìm hiểu về trường nhạc – nơi con mình học đàn ( tìm một trường nhạc chuyên nghiệp, uy tín để con theo học)

Môi trường học đàn là một tiêu chí rất quan trọng, trong đó người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến cả sự nghiệp học đàn piano của bé. Vì vậy phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về trường nhạc – nơi con mình theo học Piano có chuyên nghiệp hay không? Thầy cô phụ trách dạy con mình có đủ chuyên môn để đào tạo con mình một cách bài bản không? Tiêu chí này cực kỳ quan trọng bởi nếu bé đã học sai phương pháp, nền tảng không vững chắc thì sau này bé rất khó để học lên cao được hoặc sẽ rất chán nản, ngao ngán vì tập đàn hoài không được. Để con mình học đàn một cách bài bản và ngày càng đam mê âm nhạc thì bước đầu tiên phụ huynh hãy nghiên cứu kỹ môi trường học đàn của con mình trước khi cho bé theo học nhé.

  • Cho con nghe nhạc mỗi ngày để phát triển cảm âm, đồng thời biết được sở thích âm nhạc của con.

Nghe nhạc mỗi ngày giúp bé nhận diện được nhịp của bài hát, cũng như phân biệt được cao độ, trường độ, điều này rất tốt để bé học đàn sau này. Hãy cho con nghe nhạc mỗi ngày để kích thích hưng phấn, sự yêu thích cũng như niềm đam mê âm nhạc của bé. Khi đó chúng ta sẽ biết được sở thích âm nhạc của bé là gì và hãy trao đổi điều này với giáo viên để phát triển được đúng sở thích, sở trường của bé để bé ngày càng đam mê âm nhạc hơn, yêu thích âm nhạc hơn và học đàn hiệu quả hơn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC

Hãy để lại thông tin, tư vấn viên THIÊN PHÚC MUSIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.