Nguyên tắc khi học đàn organ – Cùng với piano, đàn organ cũng là một loại nhạc cụ phổ biến được đông đảo mọi người đón nhận. Đàn organ hiện nay được thiết kế với hình dạng giống như đàn piano bao gồm có một bảng điều khiển ở trên. Ngoài ra loại đàn organ sử dụng công nghệ DSP là chủ yếu. Vậy vấn đề đặt ra là những nguyên tắc khi học đàn organ như thế nào để đạt hiệu quả nhanh nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra những nguyên tắc này nhé.
Nguyên tắc hoạt động của đàn organ
Nguyên tắc hoạt động của đàn organ dựa trên băng thu, nghĩa là mỗi cây đàn người ta sẽ thu âm thanh của các loại nhạc cụ khác rồi tiến hành cài đặt vào trong hệ thống phím của đàn organ. Như vậy có thể nói về mặt lý thuyết loại đàn này có khả năng bắt chước bất kỳ âm thanh của tất cả các loại nhạc cụ trên thế giới. Điểm hạn chế ở đây là hầu hết một cây đàn organ thông dụng chỉ có thể thu âm thanh được khoảng 200 đến 600 nhạc cụ.
Hiện nay đa số các loại đàn organ đều được trang bị chức năng hòa đệm tự động. Vì thế người chơi có thể chơi đàn với nhiều loại nhạc cụ khác nhau được hòa âm cùng một lúc giống như một bản nhạc thật vậy.
Nguyên tắc khi học đàn organ
Có thể thấy nhiều người yêu mến và muốn học chơi đàn organ bởi bạn có thể chơi được nhiều âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau trên thế giới. Thế nhưng để học chơi đàn thành công bạn cần phải nắm vững 6 nguyên tắc khi học đàn organ dưới đây.
Nguyên tắc 1: ghi nhớ cách thức sử dụng điệu đệm bằng cách nhấn vào nút Rhythm/style (tùy thuộc vào thương hiệu đàn). Sau đó lựa chọn bảng số/vòng quay dữ liệu để chọn 1 bản nhạc mình muốn chơi (tùy từng thương hiệu mà ký hiệu này có thể là vòng quay hoặc bảng số)
Nguyên tắc 2: biết cách điều chỉnh tốc độ nhanh, chậm của điệu đệm bằng cách nhấn vào nút tempo. Tiếp đến lựa chọn nút + – hoặc mũi tên lên xuống tại vị trí bẳng số hoặc vòng quay để lựa chọn tốc độ thích hợp cho bản nhạc.
Nguyên tắc 3: bạn chọn tiếng nhạc cụ mà bạn muốn chơi bằng cách nhấn vào nút Tone/Voice (tùy từng thương hiệu đàn mà nút này có tên khác nhau). Tiếp đến sử dụng vòng quay hoặc bảng số để chọn tiếng thích hợp cho bản nhạc cần đàn.
Nguyên tắc 4: thực hiện điều chỉnh âm thanh phù hợp (Voice effect)
Trong nguyên tắc này bạn cần ghi nhớ các phím dưới đây.
- Touch Reponser: còn gọi là chế độ “phím sống”. Bật thường xuyên để rèn luyện các ngón tay được tinh tế, hoàn hảo nhất.
- Sustain: chế độ dùng để tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở mặt sau của đàn để tạo hiệu quả âm thành tốt hơn.
- Chế độ tiếng Layer/ Dual Voice: chế độ hòa tiếng để pha trộn các loại nhạc cụ khác nhau. Tùy từng đoạn, từng bài mà bạn lựa chọn chế độ này cho thích hợp.
- Ngoài ra còn nhiều chế độ khác như chế độ phân tiếng (SlitVoice), chế độ tạo hòa âm (Harmony),…
Nguyên tắc 5: chế độ đệm hợp âm tay trái bao gồm có Finger (chế độ đệm ngón đơn), chế độ đệm ngón kép (Fingered), chế độ phân tiếng (Split), chế độ Normal…
Nguyên tắc 6: sau khi đã hoàn tất 5 bước trên thì tới nguyên tắc này bạn hãy ghi nhớ tất cả những gì đã thực hiện trước đó để cài đặt vào bank tiếng giúp cho việc thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng.
Trên đây là những nguyên tắc khi học đàn organ bạn cần nhớ. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn dễ dàng học tập đàn organ hơn. Chúc các bạn thành công!