NHỮNG SAI LÀM CỦA PHỤ HUYNH KHI CHO CON HỌC PIANO

  • Học đàn là môn năng khiếu, khi nào con thích hoặc có hứng thì hãy tập đàn.

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mà phụ huynh chúng ta thường hay mắc phải.   Piano là một môn học khó đòi hỏi tính kiên nhẫn và sự tập luyện đều đặn. Hôm nào hứng thì tập liền mấy tiếng, sau đó lại nghỉ luôn đến mấy ngày sau mới tập thì chắc chắn hiệu quả sẽ ko cao. Mỗi ngày tập luyện 30p sau đó tăng dần theo level, hiệu quả chắc chắn sẽ cao.

  • Học đàn để xả stress sau những giờ học căng thẳng trên trường.

Chơi đàn để giải trí nhưng học đàn cũng căng thẳng như những môn học khác. Phụ huynh chúng ta nên phân ra giờ HỌC ĐÀN và giờ CHƠI ĐÀN. Giờ chơi đàn nghĩa là chơi lại những tác phẩm đã học xong giúp cho bé xả stress sau những giờ học căng thẳng cũng là lúc bé ôn lại bài cũ kỹ hơn. Giờ học đàn là giờ bé cần độ tập trung cao, sự kiên nhẫn và chịu khó, thế nên khi tập đàn sẽ ko tránh khỏi cảm giác khó chịu, căng thẳng. Lúc này phụ huynh hãy hiểu và động viên bé cố gắng vượt qua nhé.

  • Học đàn càng sớm càng tốt

Điều này chỉ đúng ở các quốc gia có môi trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp dành cho lứa tuổi nhỏ (từ 3t-5t). Bởi vì phương pháp dạy của giáo viên ở lứa tuổi nhỏ hoàn toàn khác biệt so với lứa tuổi lớn. Ở lứa tuổi nhỏ tư duy của các bé chỉ đang trong quá trình phát triển, ngón tay vẫn còn rất yếu, chưa có lực. Giáo viên lấy phương pháp của người lớn áp dụng cho các bé nhỏ thì hoàn toàn sai lầm, thậm chí rất nguy hiểm dẫn đến sai lệch về tư duy và kỹ thuật ngón. Ngón đã sai sau này rất khó sửa, và các bé thường thấy sợ khi nhắc tới chuyện học đàn sau này. Môi trường học của các bé nhỏ phải riêng biệt, trong đó giáo viên sẽ chơi cùng các bé qua các bài học âm nhạc, vừa học vừa chơi để tạo cảm giác thích thú với âm nhạc. Các phụ huynh có thể tham khảo chương trình dạy chuyên nghiệp ở các trường Nhật Bản chuyên dành cho các bé nhỏ như: Kawai, Yamaha… Nếu chưa tìm được môi trường thật sự tốt thì quý phụ huynh hãy đợi bé lớn lên một chút rồi hãy cho bé học đàn nhé. Tầm 5t-6t là ổn.

  • Chỉ biết con đàn được bài thôi chứ không để ý đến con mình có thật sự hiểu bài không 

Nhiều phụ huynh chúng ta đang mắc sai lầm chỉ quan tâm đến con mình đàn được 1 bài chứ ít khi để ý đến con mình có thật sự hiểu và tự chơi bài đó được hay không, hay chỉ chơi lại một cách thuộc lòng. Học đàn theo cách thuộc lòng không thật sự tốt, qua một thời gian học bé chỉ nhớ được mỗi bài đang học, bài mới tương tự bé ko có kỹ năng tự chơi được hay thậm chí bài cũ bé không nhớ cũng không biết cách ôn lại như thế nào, phụ huynh tốn nhiều thời gian cho con đi học nhưng kết quả nhận được chẳng tương xứng chút nào. Hãy luôn trao đổi với giáo viên trong suốt quá trình học của con để theo sát tiến trình học, qua đó khắc phục những điểm yếu, phát triển những điểm mạnh. Làm thế nào để bé ngoài những bài học ở trường thì cũng có tự chơi được những bài tương tự. Như vậy mới đúng là mục tiêu của học đàn.

  • Học đàn không cần lý thuyết.

Điều này không đúng bởi vì lý thuyết là nền tảng để các bạn nhỏ có thể tự xử lý những tác phẩm khác theo cách hiểu bài chứ không phải theo cách thuộc lòng. Hãy để bé học chậm mà chắc, một khi lý thuyết thì việc học đàn sau này sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn các bạn “học mò” rất nhiều.

Trên đây là những sai lầm mà phụ huynh chúng ta thường hay mắc phải, hi vọng sau bài viết này phụ huynh chúng ta sẽ có một góc nhìn chuẩn hơn khi đầu tư cho con đi học đàn Piano. 

Xin cảm ơn

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC

Hãy để lại thông tin, tư vấn viên THIÊN PHÚC MUSIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.