Trong quá trình thử nghiệm, khi nghe nhạc, người ta thấy thai nhi di chuyển tay một cách nhẹ nhàng trong bụng mẹ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường ĐH California ở Irvane cho biết rằng nhạc Mozart có thể tác động đến khả năng toán học và giao tiếp của trẻ. Thời báo LA (11/09/1998) có một bài phóng sự về nghiên cứu thần kinh – sinh học đã chỉ ra “không thể phủ nhận rằng có một môn gọi là sinh học của âm nhạc” vì âm nhạc được sinh ra là để đóng góp vai trò tích cực đối với tương lai của y học.
Sau đây là một số ý kiến cho thấy tầm ảnh hưởng của âm nhạc đến sự phát triển thai nhi trong quá trình cuối của thai phụ:
Theo Michel Odent, một tiến sĩ Y học cho rằng phụ nữ cần phải hát ru con mình. Trong quá khứ, tất cả phụ nữ trên thế giới đều hát ru cho con mình. Điều này cực kì quan trọng khi chúng ta biết rằng thai nhi bắt đầu hình thành ngôn ngữ đầu tiên của mình khi còn trong bụng mẹ. Tiếng mẹ đẻ được tryền tài thông qua lời nói và đặc biệt là các bài hát. Giọng hát luôn luôn có dải tần số rộng hơn giọng nói.
16 – 20,000Hz là tần số của cao độ âm thanh tính theo Hertz (Hz). Khi thai nhi còn trong bụng mẹ thì giọng nói của người mẹ bao giờ cũng chính xác và dễ nghe hơn so với giọng nói của người xung quanh. Theo ông Rubel (1984), thai nhi sẽ có phản ứng với âm thanh có tần số thấp trước, sau đó mới đến âm thanh có tần số cao hơn. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng, trẻ em thường yêu thích những câu chuyện, giai điệu hay bài thơ mà chúng được nghe khi còn trong bụng mẹ. Khi người mẹ đọc to, thai nhi sẽ tiếp nhận âm thanh thông qua tính dẫn thanh của xương.
Theo tiến sĩ Henry Truby, một giáo sư danh dự về Trẻ em và Ngôn ngữ của đại học Miami, chỉ ra rằng, từ tháng thứ 6, thai nhi bắt đầu cử động theo nhịp điệu khi giọng nói của người mẹ. Những yếu tố của âm nhạc như cao độ, âm sắc, cường độ và nhịp điệu cũng chính là những yếu tố được dùng khi nói. Chính vì thế, âm nhạc sẽ giúp chuẩn bị cho tai, cơ thể và bộ não khả năng nghe, tổng hợp và phát âm. Có thể coi âm nhạc như một thứ tiền ngôn ngữ nuôi dưỡng và kích thích đến toàn bộ con người, có ảnh hưởng đến cơ thể, cảm xúc, trí tuệ và phát triển khả năng thưởng thức vẻ đẹp từ bên trong, xác nhận và đánh thức những phẩm chất không thể diễn tả bằng lời được của chúng ta.
Âm thanh và việc học hỏi của thai nhi cũng tương tác và hỗ trợ nhau rất nhiều. Giữa âm thanh/âm nhạc và khả năng nhớ/học hỏi có một mối liên hệ mạnh mẽ ở giai đoạn trước khi sinh đã được làm sáng tỏ bởi những nghiên cứu chính thức cũng như những cuộc quan sát cha mẹ, những ghi chép lâm sàng và những báo cáo.
Có một khảo sát đặc biệt vào năm 1989 ghi nhận rằng có 33% chủ đề về thai nhi trong nghiên cứu thể hiện những phán ứng trái ngược nhau với những nhịp trống trong các thể loại nhạc nhanh và chậm khác nhau. Đây được xem là phản ứng đầu tiên và cơ bản nhất của thai nhi về âm nhạc.
Một bằng chứng mới hơn nữa cho việc phát triển trí thông minh giai đoạn cuối trước khi sinh được tìm bởi William Sallenbach, một người đã có những quan sát sâu sắc và hệ thống về chính hành động của con gái mình tuần thứ 32 đến 34 khi còn trong bụng mẹ.
Như vậy, thông qua bài viết này, cùng với những nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành về âm nhạc và sản khoa, chúng ta cũng đã phát hiện thêm những chứng cứ mới, bằng chứng mới trong việc âm nhạc mang lại những tác dụng cực kì có ích cho thai nhi. Hãy cùng nhau trải nghiệm những kinh nghiệm mà các nhà khoa học đã chứng minh và Suối Nhạc Quang Trung đảm bảo rằng chúng sẽ mang lại những lợi ích cực kì bất ngờ cho người mẹ và em bé.